Chống thấm là sử dụng các vật liệu chống thấm chuyên dụng, phủ lên bề mặt của công trình như sàn mái, sê nô, sân thượng, sàn Toilet … để bảo vệ kết cấu của ngôi nhà, công trình chống lại sự xâm nhập của nước, giảm thiệt hại tối thiểu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Các loại chống thấm chính:

– Chống thấm thuận: là biện pháp phủ mạnh vật liệu chống thấm bên trên bề mặt hạng mục công trình cần chống thấm. Ngăn ngừa được sực tác động, thấm nước từ bên ngoài (Chống thấm sàn mái, toilet, sê nô…)

– Chống thấm ngược: là hình thức phủ vật liệu chống thấm lên các khu vực bị tác động thấm ngược lại với về mặt thấm để ngăn sự xâm nhập của nước, ẩm ướt từ bên ngoài ( bể phốt, hồ bơi, hầm thang máy …)

Các giải pháp chống thấm hiệu quả ngay từ ban đầu xây dựng:

Chống thấm đạt hiệu quả tốt nhất là chọn được giải pháp chống thấm trong giai đoạn thiết kế, xây dựng và chọn được loại vật liệu chống thấm phù hợp.

  • Thiết kế mái phù hợp và kiến trúc, khí hậu địa phương, cần đảm bảo được hướng phân hủy độ dốc thoát nước mưa, tránh tạo ra những khu vực dễ bị đọng nước. Với những công trình bằng mái, phải đảm bảo độ dốc tối thiểu là 3%
  • Nghiên cứu kỹ địa chất công trình, các yêu cầu thủy văn liên quan có giải pháp chống thấm cho móng, tầng hầm, chân tường.
  • Bảo vệ kết cấu mái cố định, tránh tác động trực tiếp của mưa nắng bằng các giải pháp như: kê tấm đan, phủ mái tôn, tấm bao che nhẹ. Việc được che phủ mái bê tông tránh được những vết nứt

Quy trình chống thấm

1. Chuẩn bị bề mặt thi công

  • Cần vệ sinh bề mặt, đục bỏ những phần bề mặt thừa, tạo mặt phẳng.
  • Với những khe nứt bê tông, cần phải đưa đục hình chữ V với độ sâu tối thiểu 12mm.
  • Loại bỏ sạch bụi, các lớp vữa thừa những thứ bám trên bề mặt. Dùng máy mài gắn chổi để cạo và làm sạch đồng thời tạo được ma sát cho bề mặt.
  • Sau đó và bằng vật liệu chống thấm đế độ đàn hồi được cao hơn.
  • Làm ẩm bề mặt bằng nước.

2. Tiến hành chống thấm

  • Các lớp chống thấm cần được quét vuông góc với nhau để tránh lỗ bọt khí, chỉ được quét lớp thứ 2 sau khi lớp thứ nhất đã khô.
  • Các chân tường cần được quét chống thấm cao lên đến 20- 30 cm để tránh được tình trạng chân tường bị hút và ngấm lên tường.
  • Các vị trí chủ yếu cần phải tham gia cố bằng loại vật chống rạn nứt và quét nhiều lớp chống thấm đè sao cho lấp hẳn lớp gia cố.

3. Bảo dưỡng sau khi chống thấm

Việc bảo dưỡng sau khi chống thấm thường xuyên sẽ giúp tường nhà bạn luôn tỏa sáng và thời gian chống thấm lại được kéo dài hơn. Sau đây là những cách bảo dưỡng sau khi chống thấm nhé:

  • Sau khi lớp chống thấm khô, cần tiến hành ngâm thử nước trong các vòng 24h và nghiệm thu
  • Khi đã xong, phải trát lên một lớp vữa tạo độ dốc.

 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *